Tranh cãi về Brand Marketing và Performance Marketing vốn là một trong những “cuộc chiến” kinh điển của các thương hiệu, luôn gợi lên những quan điểm và tranh luận khá “gay gắt. Vậy làm thế nào để cân bằng giữa 2 điều này? Cùng MME tìm hiểu nhé!

Chiến lược ngắn hạn (performance):

Thường tập trung vào khuyến khích khách hàng mua sản phẩm bằng nhiều cách như giảm giá, hàng mẫu miễn phí… Các hoạt động này giúp tăng doanh thu ngay lập tức, có thể dễ dàng đo lường bằng các KPI như lượng bán ra, doanh thu. Các chỉ số ngắn hạn dễ dàng chứng minh sự thành công của marketer đang chịu ngày càng nhiều áp lực. Trong khi đó, các chiến dịch dài hạn lại rơi vào thế khó vì việc thu thập, giải thích số liệu, chứng minh ROI cho các bên liên quan khó hơn nhiều. Mặc dù các chỉ số ngắn hạn có đóng góp vào sự thành công dài hạn của thương hiệu nhưng phải nhìn nhận rằng, nó không đủ sức để kể toàn bộ sức khoẻ thương hiệu.

Brand Performance VS Brand Marketing

Chiến lược dài hạn (brand-building)

Tập trung vào xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua các chiến thuật như khách hàng VIP, khách hàng thân thiết, tri ân khách hàng… Các chiến lược này tìm cách gắn thương hiệu với các giá trị của người tiêu dùng để họ có thể có nhận thức tốt về thương hiệu sau khi mua hàng. Theo các nghiên cứu, khách hàng hiện tại chi trung bình nhiều hơn 67% so với khách hàng mới, kèm theo đó, việc có được khách hàng mới đắt hơn từ 5 cho đến 25 lần so với việc giữ chân khách hàng hiện tại. Điều này có nghĩa là việc xây dựng sự trung thành với thương hiệu sẽ mang lại doanh số bán hàng liên tục và tiết kiệm chi phí nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Adidas – một trong những thương hiệu bán lẻ nổi tiếng đã chủ động tạo ra một chiến lược tiếp thị cân bằng. Họ chia sẻ rằng, trước đây, họ đã tập trung rất nhiều vào các chương trình khuyến mãi ngắn hạn. Điều này giúp tăng doanh thu nhanh chóng nhưng lại dẫn đến việc thiếu sức khoẻ thương hiệu tại các thị trường trọng điểm. Do đó, họ đã quyết định ưu tiên 60% ngân sách cho brand-building và 40% cho performance.

Vì vậy mà marketer cần hiểu rõ hai nhiệm vụ này nên đi song hành với nhau, bạn không nên quyết định chọn đơn lẻ brand-building hay performance bởi vì: performance nhằm “thu gặt” các nhu cầu mua sắm hiện tại, trong khi brand-building có khả năng duy trì nhu cầu hiện tại và tạo ra nguồn nhu cầu trong tương lai.

Mỗi kênh truyền dù hiệu quả cho performance cũng có tác động đến việc xây dựng thương hiệu và ngược lại. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích giúp cân bằng:

Tạo ra các thông điệp ngắn hạn, gây được tiếng vang và sau đó đưa vào khuôn khổ chiến lược dài hạn để phát triển tiếp. Bằng cách này, các nhà tiếp thị có thể truyền đạt chiến lược dài hạn hiệu quả hơn dựa trên các chỉ số cụ thể
Tận dụng những format video online cho cả hai mục đích performance và build-building. Nghĩa là những ý tưởng được thiết kế theo kiểu lồng ghép hơn là “chọn 1 phía”. Chẳng hạn như video cho mục đích performance thì yếu tố này được ưu tiên hơn brand-building (tuỳ theo mức độ) chứ không loại bỏ hẳn.
Tiếp thị đa nền tảng để có thể bao phủ “phễu” marketing càng rộng càng tốt. Bằng cách này, có thể vừa kích thích mua hàng, vừa tạo ra nhận diện thương hiệu.
Dùng UMM (Unified Marketing Measurement) để đo lường tích hợp hiệu quả chiến lược ngắn hạn và dài hạn để có những con số rõ ràng, giúp doanh nghiệp có chiến lược tiếp thị tốt hơn.

Trước đây ngành marketing đã trải qua “cuộc chiến” giữa hai trường phái marketing truyền thống và digital marketing. Tuy nhiên theo thời gian, sự gay gắt giữa hai luồng quan điểm đã dần được xóa bỏ. MME hy vọng bạn cũng có thể cân bằng giữa xây dựng brand và performance để đạt được hiệu quả cao nhất! Xin chào và hẹn gặp bạn trong bài viết tiếp theo. Nếu bạn có nhu cầu dịch vụ viết bìa chuẩn SEO đăng web, hay muốn tìm đơn vị cung cấp dịch vụ SEO website uy tín, vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé! Gọi ngay Hotline 094 456 1874 để được tư vấn thêm nhé!